Trang chủ Liên hệ

6 kinh nghiệm mua xe đạp trợ lực điện cũ hữu dụng

Ngân 25/11/2024

Xe đạp trợ lực điện cũ là lựa chọn hấp dẫn cho những ai muốn sở hữu phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường mà không cần bỏ ra một số tiền lớn. Tuy nhiên, để mua được một chiếc xe cũ chất lượng, bạn cần phải có sự hiểu biết và cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy cùng AIMOS sẽ tìm hiểu 6 kinh nghiệm mua xe đạp trợ lực điện cũ hữu dụng giúp bạn lựa chọn được chiếc xe ưng ý, tránh được những rủi ro không đáng có.

Kiểm tra IC và bộ điều khiển

IC (bộ vi xử lý) và bộ điều khiển là những thành phần quan trọng nhất của xe đạp trợ lực điện, đóng vai trò điều phối hoạt động của động cơ, pin và các chức năng. Kiểm tra IC và bộ điều khiển kỹ càng khi mua xe cũ giúp đảm bảo xe vận hành ổn định, không gặp trục trặc bất ngờ. 

Kiểm tra IC và bộ điều khiển kỹ càng đảm bảo xe đạp trợ lực điện vận hành ổn định

Kiểm tra thông số động cơ xe đạp trợ lực điện

Thông thường, thông số kỹ thuật của động cơ được ghi trên nhãn dán trên vỏ động cơ (thường nằm ở bánh trước hoặc bánh sau). Nếu không có nhãn, bạn có thể tìm trong sách hướng dẫn hoặc giấy tờ kèm theo xe. 

Khi đã tìm được thông số, hãy chú ý đến hai yếu tố chính: công suất và điện áp. Xe đạp trợ lực điện cũ thường có công suất dao động từ 250W đến 500W. Mức 250W phù hợp với nhu cầu đi lại cơ bản trên đường bằng và 500W sẽ thích hợp với địa hình dốc hoặc quãng đường dài. 

Điện áp, ký hiệu “V” (Volt), cũng rất quan trọng vì nó phải tương thích với pin của xe. Xe đạp trợ lực phổ biến hiện nay thường sử dụng động cơ có điện áp 24V, 36V hoặc 48V. Nếu điện áp động cơ không phù hợp với pin, hiệu suất xe sẽ giảm đáng kể, có thể dẫn đến hao pin nhanh hoặc thậm chí không khởi động được.

Chọn thương hiệu nổi tiếng

Một trong những kinh nghiệm quan trọng khi mua xe đạp trợ lực điện cũ là lựa chọn các thương hiệu phổ biến và được nhiều người tin dùng. Không nên chọn những dòng xe có tên tuổi lạ, ít hoặc không có thông tin khi tra cứu trên mạng. Một số thương hiệu nổi tiếng bạn có thể tham khảo bao gồm ADO, 5Th Wheel, Twitter, PVY, HIMO,… Những hãng này được đánh giá cao bởi thiết kế hiện đại, công nghệ tiên tiến và độ bền vượt trội.

Sau khi chọn được một vài thương hiệu yêu thích, bạn nên dành thời gian tìm hiểu kỹ về các dòng xe của từng hãng. Hãy tham khảo giá cả, kiểu dáng và đặc điểm nhận diện của mỗi dòng xe để nắm được thông tin cơ bản giúp bạn phân biệt được xe nguyên bản với xe đã qua chỉnh sửa hay làm mới. 

Xe đạp trợ lực điện Fiido với thiết kế hiện đại

Cần có giấy tờ và phiếu bảo hành

Giấy tờ chính hãng không chỉ giúp xác minh nguồn gốc xe mà còn là “bảo hiểm” cho bạn khi mua xe cũ. Một chiếc xe có giấy tờ rõ ràng như hóa đơn mua hàng hoặc phiếu bảo hành cho thấy nó không phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc có nguồn gốc đáng ngờ. Bạn sẽ tránh rủi ro mua phải xe trôi nổi, khó sửa chữa hoặc thay thế linh kiện khi cần.

Bảo hành còn chứng minh xe đã được bảo dưỡng hoặc kiểm tra kỹ bởi nhà sản xuất hoặc đại lý. Trong trường hợp động cơ, pin hoặc IC gặp vấn đề, bạn có thể sửa chữa miễn phí hoặc với chi phí thấp, tiết kiệm đáng kể so với việc tự khắc phục. 

Đánh giá tình trạng pin xe đạp trợ lực điện

Khi mua xe cũ, bạn nên ưu tiên chọn pin zin, tức là pin chính hãng đi kèm xe từ nhà sản xuất. Pin zin tương thích với động cơ và có tuổi thọ dài, ít gặp lỗi hơn so với pin thay thế không rõ nguồn gốc. Khi kiểm tra, hãy chú ý đến tuổi thọ của pin, thường được tính bằng số chu kỳ sạc (500-1000 chu kỳ đối với pin lithium-ion). Một pin đã qua nhiều chu kỳ sạc thường bị chai, dẫn đến giảm hiệu suất và quãng đường đi được. 

Ngoài ra, pin không được có dấu hiệu phồng, rỉ sét hoặc hư hại. Đối với các dòng xe hiện đại, bạn có thể sử dụng thiết bị đo chuyên dụng hoặc phần mềm kiểm tra để xác định dung lượng và mức độ chai của pin. 

Ưu tiên chọn pin zin, chu kỳ sạc của xe đạp trợ lực điện thấp

Kiểm tra các bộ phận khác và chạy thử 

Đầu tiên, hãy kiểm tra khung sườn của xe. Khung xe đạp trợ lực điện phải chắc chắn, không có dấu hiệu nứt gãy, móp méo hoặc hoen gỉ. Kiểm tra phanh bằng cách bóp thử cả phanh trước và phanh sau, đảm bảo lực phanh đủ mạnh để dừng xe một cách mượt mà, không bị bó hoặc kêu cọt kẹt. Với lốp xe, hãy chú ý đến độ mòn của gai lốp và tình trạng thành lốp, tránh các lốp đã bị nứt hoặc mòn quá mức vì chúng có thể gây trơn trượt hoặc nguy hiểm trên đường.

Chạy thử xe là bước không thể thiếu để bạn quyết định có nên mua xe hay không. Bạn nên kiểm tra tất cả các chế độ vận hành của xe, từ chế độ trợ lực, chế độ đạp thông thường đến chế độ tăng tốc. Trong quá trình chạy thử, để ý xem động cơ có hoạt động êm ái không, xe có tăng tốc mượt mà hay bị giật cục. Ngoài ra, hãy kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng và các phụ kiện đi kèm như còi, đồng hồ hiển thị,và các nút điều khiển. 

Kiểm tra các bộ phận khác của xe đạp trợ lực điện

Mua xe đạp trợ lực điện cũ giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng có thể tìm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua. Vì vậy, hãy áp dụng những kinh nghiệm đã được AIMOS chia sẻ để có thể lựa chọn được chiếc xe tốt, vận hành êm ái!

Xem thêm:

Xe Đạp Trợ Lực Điện Giá Rẻ Có Nên Mua Không ?

Thương hiệu xe đạp trợ lực điện nổi tiếng mang thiên hướng về độ bền


Bài viết liên quan